Tìm hiểu quy trình quản lý kho theo ISO chuẩn nhất 2021

Tìm hiểu quy trình quản lý kho theo ISO chuẩn nhất 2021
19/01/2025 08:37 PM 99 Lượt xem

MỤC LỤC

    Quá trình quản lý kho của không ít doanh nghiệp nhỏ lẻ đang gặp nhiều khó khăn. Chủ yếu là khâu ghi chép dữ liệu cũng như kiểm kê kho theo định kỳ. Do đó, để quá trình hoạt động trở nên trơn tru hơn bao giờ hết doanh nghiệp cần xây dựng nên quy trình quản lý kho chuyên nghiệp và khoa học. Từ đó giúp hạn chế tối đa tình trạng hư hại hoặc thất thoát hàng hóa. Nếu bạn muốn có thêm gợi ý về quy trình quản lý kho theo iso thì hãy đọc bài viết của suaxenang.net.

    Quy trình quản lý kho hàng theo tiêu chuẩn ISO năm 2021

    Quy trình quản lý kho theo iso được thiết lập nên bởi những nhà quản lý kho chuyên nghiệp và có trình độ chuyên môn hàng đầu trên thế giới. Chính vì thế mà quy trình này có sự nhất quán và khoa học đặc biệt. Trong khi đó ISO có nhiệm vụ đề ra những tiêu chuẩn cũng như công đoạn cần thiết trong quy trình quản lý kho vật tư và hàng hóa. Mục đích của điều này chính là giúp công việc vận hành kho đạt được hiệu quả và công suất tối đa như mong muốn của doanh nghiệp.

    Quy trình quản lý doanh nghiệp sẽ diễn ra thuận lợi hơn nếu quản lý kho tốt
    Quy trình quản lý doanh nghiệp sẽ diễn ra thuận lợi hơn nếu quản lý kho tốt

    Lợi ích quản lý kho theo ISO

    Bởi vì quy trình quản lý kho theo iso sẽ đặt ra một số tiêu chuẩn và công đoạn liên quan đến kho nên sẽ đem lại một số lợi ích như sau cho doanh nghiệp:

    • Quá trình luân chuyển hàng hóa trong kho được kiểm soát chặt chẽ hơn.
    • Hạn chế tình trạng tồn kho hoặc thất thoát hàng.
    • Dễ dàng trong việc thiết lập và tuân theo nội quy kho hàng hóa.
    • Số lượng lưu kho, quy trình xuất nhập kho được kiểm soát một cách chính xác.
    • Hạn chế một số rủi ro hoặc sự cố liên quan đến quá trình quản lý kho.
    • Tăng cường năng suất làm việc, tính trách nhiệm cho nhân viên tại mỗi vị trí.
    • Chủ doanh nghiệp nắm bắt quy trình nghiệp vụ quản lý kho, tình hình kinh doanh một cách sát sao hơn.
    • Phát hiện sự cố nhanh chóng, kịp thời để có phương án giải quyết.
    • Tiết kiệm thời gian trong quá trình kiểm kê kho định kỳ.
    • Tăng sự chuyên nghiệp và chất lượng dịch vụ, từ đó tạo được lòng tin với khách hàng.
    Thực hiện quy trình nhập xuất kho theo iso sẽ giúp hạn chế một số rủi ro khi quản lý kho
    Thực hiện quy trình nhập xuất kho theo iso sẽ giúp hạn chế một số rủi ro khi quản lý kho

    Hoạt động nhập kho cần quản lý chặt chẽ

    Nhập kho là công đoạn quan trọng đối với cách quản lý hàng tồn kho theo iso. Dưới đây là cách quản lý đối với từng loại nhập kho mà bạn nên biết:

    Quy trình nhập kho nguyên vật liệu

    Bước 1: Ký duyệt và thông báo kế hoạch nhập kho nguyên vật liệu với lãnh đạo

    Quy trình quản lý kho vật tư này sẽ diễn ra khi nguyên vật liệu của doanh nghiệp bị thiếu hoặc hết. Lúc này bộ phận kế hoạch hoặc kế toán sẽ làm lệnh để yêu cầu mua thêm nguyên vật liệu. Lệnh này cần thông qua ký duyệt của lãnh đạo và thông báo đến một số bộ phận liên quan. Từ đó theo dõi và thực hiện quá trình vận chuyển hàng hóa sao cho kịp thời và đúng quy trình.

    Bước 2: Kiểm tra số lượng và chất lượng hàng hoá, đối chiếu với thực tế

    Khi quản lý kho nhận được thông báo nhập kho cần tiến hành đối chiếu với tình hình thực tế để biết mã hàng đó thật sự thiếu hoặc hết. Nếu đang còn thì ưu tiên sử dụng để sản xuất trước tránh lãng phí.

    Khi số lượng hàng hóa nhập kho về đúng số lượng thì quản lý kho đóng dấu, ghi nhận vào thông tin trên hệ thống để theo dõi. Nếu trong quy trình quản lý hàng tồn kho hiệu quả gặp vấn đề nào nhân viên cần lập biên bản và có xác nhận của người phát hiện để cấp trên giải quyết.

    Quy trình kho nhập thêm vật tư cần có sự đối chiếu chuẩn xác
    Quy trình kho nhập thêm vật tư cần có sự đối chiếu chuẩn xác

    Bước 3: Lập chứng từ nhập kho và hoàn thành các thủ tục liên quan

    Sau khi xác nhận hàng hóa nhập kho đúng với yêu cầu và có đầy đủ giấy tờ hợp lệ thì quản lý kho sẽ lập chứng từ nhập kho, gửi đến kế toán để kiểm tra và hạch toán.

    >> Xem thêm: Quy định sắp xếp hàng hóa trong kho.

    Quy trình mua hàng theo iso loại thành phẩm

    Quy trình nhập kho thành phẩm tương tự với việc nhập kho nguyên vật liệu. Bạn chỉ cần thực hiện một số bước cơ bản trên thì công việc sẽ diễn ra thuận lợi và suôn sẻ.

    Quy trình quản lý kho vật tư hàng hóa và thành phẩm tương tự nhau
    Quy trình quản lý kho vật tư hàng hóa và thành phẩm tương tự nhau

    Thắt chặt công tác quản lý xuất hàng ra khỏi kho

    Công tác xuất kho sẽ được chia thành 4 nhóm khác nhau như Xuất kho để bán, để sản xuất, để lắp ráp và để vận chuyển đi nơi khác. Tuy nhiên quy trình của những nhóm này tương tự nhau vì thế bạn chỉ cần tìm hiểu một số bước sau nếu muốn thắt chặt công tác quản lý xuất hàng ra khỏi kho:

    Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu xuất kho từ các bộ phận

    Thông thường yêu cầu xuất kho sẽ do bên bộ phận bán hàng, kế hoạch hoặc khách hàng đưa ra. Dựa vào những yêu cầu này mà quản lý kho sẽ kiểm tra tính hợp lệ và xác thực yêu cầu.

    Bước 2: Kiểm tra hàng tồn kho hiện có

    Nhân viên quản lý kho tiến hành rà soát lại số liệu của mã hàng tương ứng với yêu cầu. Điều này nhằm xác minh tình trạng thực tế của hàng để biết chắc chắn có đủ hàng để xuất theo yêu cầu hay không.

    Bước 3: Lập phiếu xuất kho và hoá đơn bán hàng theo quy định

    Nếu kiểm tra thấy đủ yêu cầu thì nhân viên quản lý kho sẽ lập phiếu xuất kho có kèm theo hóa đơn bán hàng. Nếu bộ máy tổ chức của doanh nghiệp có nhiều bộ phận liên quan thì sẽ được in thành nhiều liên, ngược lại. Thông thường các đơn vị vừa và nhỏ chỉ cần sử dụng 2 liên.

    Nếu kiểm tra thấy hàng hóa đủ yêu cầu thì nhân viên quản lý kho sẽ lập phiếu xuất kho có kèm theo hóa đơn bán hàng
    Nếu kiểm tra thấy hàng hóa đủ yêu cầu thì nhân viên quản lý kho sẽ lập phiếu xuất kho có kèm theo hóa đơn bán hàng

    Bước 4: Xuất kho, cập nhật thông tin hàng hóa mới

    Dựa trên các giấy tờ có liên quan, hàng hóa sẽ được xuất kho theo quy trình quản lý kho theo iso với số lượng yêu cầu. Lúc này nhân viên cần cập nhật số liệu xuất kho vào hệ thống để thông báo đến các bộ phận khác. Điều này sẽ giúp các bộ phận kiểm soát tốt hơn tình trạng hiện tại của các mã hàng và có kế hoạch sản xuất phù hợp.

    Lời kết quy trình quản lý kho theo iso

    Mong rằng qua thông tin mà suaxenang.net chia sẻ trên bài viết bạn đã hiểu rõ hơn về quy trình quản lý kho theo iso. Nếu thực hiện theo các bước cơ bản mà chúng tôi gợi ý thì chắc chắn quá trình quản lý kho sẽ trở nên nhẹ nhàng và thuận lợi hơn rất nhiều.

    Đặc biệt điều này còn giúp sự hoạt động của doanh nghiệp có sự liên kết và công khai hơn giữa các bộ phận, chủ doanh nghiệp nắm bắt được tình hình một cách sát sao. Nếu bạn đang có nhu cầu về xe nâng hàng thì hãy liên hệ đường dây nóng của Asa nhé!

    Công ty Asa chung tôi đang cung cấp dịch vụ cho thuê, mua bán và đặc biệt là sửa xe nâng hàng tại khu vực miền nam. Được các khách hàng đánh giá cao về chất lượng cũng như sự chu đáo về chăm sóc khách hàng.

    Xin chào, Mời bạn bình chọn!
    Nội dung cùng danh mục

    Tin tức liên quan

    5 tiêu chí lựa chọn địa chỉ sửa chữa xe nâng Bến Tre

    17 Mar, 2025

    5 tiêu chí lựa chọn địa chỉ sửa chữa xe nâng Bến Tre

    Nắm rõ các tiêu chí lựa chọn địa chỉ sửa chữa xe nâng Bến Tre uy tín, chất lượng với dịch vụ nhanh chóng, phụ tùng chính hãng và giá cả hợp lý.

    Dịch vụ sửa chữa xe nâng tại Đồng Nai - Uy tín, chất lượng, giá tốt

    16 Mar, 2025

    Dịch vụ sửa chữa xe nâng tại Đồng Nai - Uy tín, chất lượng, giá tốt

    Dịch vụ sửa chữa xe nâng tại Đồng Nai chuyên nghiệp, nhanh chóng, bảo trì tận nơi. Hỗ trợ sửa chữa xe nâng dầu, điện, xăng, thay thế phụ tùng chính hãng.

    Cấu tạo xe nâng điện và nguyên lý hoạt động

    12 Mar, 2025

    Cấu tạo xe nâng điện và nguyên lý hoạt động

    Cấu tạo xe nâng điện bao gồm: khung nâng, giá nâng, càng nâng, đối trọng, mui xe, động cơ điện, hệ thống ga điều khiển, bo mạch điều khiển và hệ thống bánh.

    Chuyên gia Nhật Bản trả lởi những câu hỏi thường gặp về xe nâng !

    19 Jan, 2025

    Chuyên gia Nhật Bản trả lởi những câu hỏi thường gặp về xe nâng !

    Hỏi: Tôi muốn biết tên của các bộ phận của xe nâng [Fork] Tôi sử dụng nó để nâng gói. Trong ...

    Nước cất là gì? Công dụng của nước cất

    19 Jan, 2025

    Nước cất là gì? Công dụng của nước cất

    Nước cất là khái niệm không còn xa lạ với bất kỳ ai trong chúng ta. Đây là loại nước ...

    Hệ thống Cruise Control là gì? Nguyên lý và ưu nhược điểm

    19 Jan, 2025

    Hệ thống Cruise Control là gì? Nguyên lý và ưu nhược điểm

    Hiện nay, có rất nhiều công nghệ hiện đại được trang bị cho những dòng xe ô tô đời mới ...

    3PL là gì? Các công ty 3pl ở Việt Nam với chiến lược 3PL

    19 Jan, 2025

    3PL là gì? Các công ty 3pl ở Việt Nam với chiến lược 3PL

    Nhờ có 3PL mà các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics có thể kiểm soát tối đa chuỗi ...

    Tìm hiểu về 7 loại lãng phí trong sản xuất cần loại bỏ

    19 Jan, 2025

    Tìm hiểu về 7 loại lãng phí trong sản xuất cần loại bỏ

    Lãng phí ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt công ty sản xuất ...

    Tìm hiểu quản lý chuỗi cung ứng là gì?

    19 Jan, 2025

    Tìm hiểu quản lý chuỗi cung ứng là gì?

    Mỗi ngày, doanh nghiệp phải thực hiện rất nhiều nghiệp vụ khác nhau trong đó có hoạt động quản lý ...

    Cách tính giá xe ô tô lăn bánh mới nhất năm 2021

    19 Jan, 2025

    Cách tính giá xe ô tô lăn bánh mới nhất năm 2021

    Cách tính giá xe lăn bánh là điều trăn trở của rất nhiều người khi có ý định mua xe ...

    Bugi là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bugi ô tô

    19 Jan, 2025

    Bugi là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bugi ô tô

    Hệ thống đánh lửa là bộ phận rất quan trọng được trang bị trên xe ô tô. Khi nhắc tới ...

    Những quy định về sắp xếp hàng hóa trong kho năm 2021

    19 Jan, 2025

    Những quy định về sắp xếp hàng hóa trong kho năm 2021

    Nhằm tận dụng tối đa không gian lưu trữ của kho hàng cũng như thuận tiện trong việc nhập - ...

    Zalo
    Hotline
    0911755722 0911755722