Mỗi ngày, doanh nghiệp phải thực hiện rất nhiều nghiệp vụ khác nhau trong đó có hoạt động quản lý chuỗi cung ứng. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu quản lý chuỗi cung ứng là gì và có những công việc gì trong nghiệp vụ này. Hãy cùng suaxenang.net đi sâu khám phá thông tin trong bài viết sau đây để hiểu rõ hơn nhé!
Mục lục
Quản lý chuỗi cung ứng là gì?
Không ít người không hiểu quản lý chuỗi cung ứng là gì. Tên tiếng anh của hoạt động này là Supply Chain Management, viết tắt SCM. Định nghĩa quản lý cung ứng là hoạt động quản lý dòng dịch vụ và hàng hóa bao gồm tất cả các quy trình từ nguyên liệu thô cho tới thành phẩm. Hoạt động này có liên quan đến việc tổ chức các hoạt động phía đầu vào của doanh nghiệp để tối đa hóa giá trị cũng như đạt lợi thế trong việc cạnh tranh.
SCM có sự kết hợp của nhiều thủ pháp khoa học, nghệ thuật với mục đích cải thiện cách thức tìm kiếm nguồn nguyên liệu thô để tạo nên sản phẩm, dịch vụ. Khi đã sản xuất nên dịch vụ, sản phẩm doanh nghiệp sẽ phân phối đến khách hàng. Tuy nhiên đối với bất cứ giải pháp SCM nào thì bạn cũng cần biết làm để thế nào tìm ra được sức mạnh của tài nguyên cũng như mối tương quan giữa chúng trong toàn bộ dây chuyền cung ứng sản xuất.
Tầm quan trọng của quản lý Chuỗi cung ứng là gì?
Vai trò của quản lý chuỗi cung ứng SCM rất quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh, sản xuất, xây dựng. Điều này đặc biệt quan trọng trong tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay, giá thu mua và giá bán ngày càng có sự quản lý chặt chẽ hơn.
Khả năng doanh nghiệp có vươn xa được hay không phụ thuộc khá nhiều vào hoạt động quản lý chuỗi cung ứng. Không những thế, điều này còn tác động đến khả năng chiếm lĩnh thị trường, sự tín nhiệm từ người tiêu dùng đối với doanh nghiệp. Nếu công tác quản lý thực hiện tốt thì công ty của bạn sẽ thu được lợi nhuận cao hơn rất nhiều so với các đối thủ cạnh tranh khác.
Bất cứ một chuỗi cung ứng nào đều có chung mục đích thỏa mãn nhu cầu của khách, từ đó tạo ra lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp. Do đó, công tác SCM sẽ tác động đến dịch vụ khách hàng thông qua việc đảm bảo quá trình phân phối sao cho đầy đủ và kịp thời. Nếu thực hiện tốt khâu này thì doanh nghiệp sẽ giảm tối thiểu chi phí lưu kho, hạn chế lượng hàng tồn kho.
>> Xem thêm: Hãy cùng tìm hiểu các công ty 3pl ở việt nam trong khâu quản lý chuỗi cung ứng nhé!
Những vấn đề chính trong quản trị chuỗi cung ứng
Mạng lưới và chiến lược về phân phối
Nhà quản lý doanh nghiệp cần phải xem xét kỹ lưỡng trong quá trình chọn vị trí cũng như sản lượng sản xuất, công suất nhà kho đối với từng loại sản phẩm. Cùng với đó người này cần tạo lập dòng dịch chuyển từ nhà máy đến nhà kho, giữa các đơn vị với nhau, từ nhà kho cho tới đại lý. Nếu làm tốt những vấn đề này thì mạng lưới phân phối hàng hóa sẽ được xây dựng hiệu quả, linh hoạt hơn bao giờ hết.
Kiểm soát tốt lượng hàng tồn kho
Bởi vì nhu cầu của khách hàng có sự thay đổi liên tục nên nhà quản lý cần phải biết phân tích tình hình, dự báo và đưa ra nhu cầu cũng như quyết định hợp lý về việc đặt hàng. Như vậy lúc nào cũng phải đảm bảo có đủ hàng lưu kho nhưng vẫn tiết kiệm được chi phí tồn kho.
Quản lý hợp đồng
Nhà quản lý cần phải kiểm soát, lưu trữ cẩn thận hợp đồng mua bán hoặc thuê giữa nhà cung ứng và nhà sản xuất. Một số hợp đồng quan trọng như thuê vận chuyển, mua bán vật tư, thuê thiết bị… để kiểm soát các thông tin về đơn giá, hàng hóa, điều khoản về giao hàng, chất lượng, thanh toán…
Tích hợp chuỗi cung ứng với chiến lược
Thực hiện việc tích hợp chuỗi cung ứng với chiến lượng một cách hợp lý sẽ đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Điều này sẽ được thông qua việc hoạch định tác nghiệp cũng như chia sẻ thông tin.
Sử dụng ngoại lực và quá trình thu mua
Mỗi doanh nghiệp cần xác định năng lực cốt lõi của mình là gì, từ đó xử lý trong nội bộ, biết được hoạt động nào nên mua từ bên ngoài, rủi ro khi sử dụng ngoại lực là gì.
Thiết kế sản phẩm
Thiết kế là công tác vô cùng quan trọng đối với chuỗi cung ứng. Tuy nhiên doanh nghiệp cần phải bỏ ra khá nhiều chi phí cho vấn đề này. Vì thế, bạn cần xác định được khi nào nên thực hiện thiết kế, việc này thu được lợi nhuận bao nhiêu, nên áp dụng thay đổi nào để tận dụng tối ưu sự thay đổi này. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên sử dụng phương án chuyên biệt hóa theo khách hàng mass customization số lượng lớn.
Giá trị khách hàng
Bạn cần thực hiện việc đánh giá, đo lường hoạt động quản lý chuỗi cung ứng để biết điều gì không thể bỏ qua. Từ đó giúp doanh nghiệp tìm ra những điều chỉnh hợp lý với mục đích gia tăng giá trị khách hàng trong chuỗi cung ứng.
Công nghệ thông tin
Nếu muốn quản trị cung ứng sao cho hiệu quả bạn cần ứng dụng công nghệ thông tin. Bởi vì trong mỗi chuỗi cung ứng đều có rất nhiều thành phần tham gia, lượng thông tin đồ sộ khiến quá trình quản lý trở nên khó khăn. Lúc này bạn cần cập nhật tất cả dữ liệu một cách kịp thời và chính xác nhất. Có như vậy nhà quản lý mới có thể nhìn nhận vấn đề một cách toàn cảnh nhất. Chỉ có những phần mềm chuyên dụng mới có thể hỗ trợ bạn tối đa.
Quản trị chuỗi cung ứng – các ranh giới và mối quan hệ
Quản trị chuỗi cung ứng là một công việc cần có sự tích hợp trách nhiệm kết nối chức năng kinh doanh chính với những quy trình kinh doanh trong công ty sao cho trở thành mô hình kinh doanh có sự gắn kết và hiệu suất cao. Công việc này bao gồm tất cả những hoạt động quản lý hậu cần mà chúng tôi đã nhắc ở trên và một số hoạt động sản xuất, thúc đẩy sự phối hợp của các bộ phận với nhau.
Lời kết về quản lý chuỗi cung ứng
Như vậy, suaxenang.net đã giúp bạn hiểu quản lý chuỗi cung ứng là gì thông qua bài viết trên. Đây là hoạt động vô cùng quan trọng giúp những bộ phận và nghiệp vụ trong doanh nghiệp có sự gắn kết cũng như hiệu quả hơn. Hy vọng thông tin trên đây thực sự có ích đối với bạn trong quá trình tìm hiểu.
Nếu bạn đang có nhu cầu về xe nâng hàng thì công ty Asa chúng tôi đang cung cấp ưu đãi cho dịch vụ sửa xe nâng tại TP. HCM và đặc biệt là sửa xe nâng tại quận 9. Với chính sách ưu đãi sẽ giúp quý khách hàng tiết kiệm được nhiều chi phí và thời gian để tìm kiếm một đơn vị uy tín.
- NHỮNG TIÊU CHÍ ĐỂ LỰA CHỌN ĐÚNG ĐỐI TÁC CUNG CẤP XE NÂNG
- SỰ KHÁC BIỆT GIỮA XE NÂNG ĐẶT TRÊN MẶT ĐẤT VÀ XE NÂNG ĐẶT TRÊN PALLET
- TÍNH NĂNG VÀ ỨNG DỤNG CỦA XE NÂNG ĐA CHIỀU
- SỰ KHÁC NHAU GIỮA XE NÂNG HÀNG CONTAINER VÀ XE NÂNG HÀNG KHỐI
- CÔNG DỤNG CỦA XE NÂNG TRONG NHÀ MÁY SẢN XUẤT
- Đánh giá chất lượng của xe nâng khi mua bán hoặc cho thuê
- Sự an toàn khi sử dụng xe nâng khi làm việc trên cao
- Điều kiện và tiêu chuẩn để vận hành xe nâng trong không gian chật hẹp
- Nâng hàng hóa bằng xe nâng tay: ưu điểm và hạn chế
- Công nghệ mới trong thiết kế và sản xuất xe nâng
- Bán xe nâng Nhật bãi – Lợi ích và yếu tố cần lưu ý khi chọn đơn vị cung cấp uy tín
- Dịch vụ sửa xe nâng tại Quận 7 chuyên nghiệp- tiết kiệm thời gian và chi phí
- Bán xe nâng hàng tại Hồ Chí Minh số 1 – Dịch vụ bảo trì, sửa chữa và cho thuê xe nâng hàng chất lượng cao
- Slip sheet là gì? Công dụng và cách sử dụng như thế nào?
- Mã Lực Là Gì? 1 Mã Lực Bằng Bao Nhiêu CC hiện nay?
- Tìm hiểu về chỉ số octan là gì? Xăng E5 có chỉ số bao nhiêu?
- Kệ Pallet là gì? Công dụng và cách mua kệ Pallet chất lượng
- Kho ngoại quan là gì? Cách hoạt động như thế nào
- Bảo hộ lao động là gì? Mục đích và ý nghĩa của bảo hộ lao động
- Chi phí logistics là gì? Các loại chi phí logistics tại Việt Nam