Phanh tang trống là gì? Ưu nhược điểm của phanh tang trống

Phanh tang trống là gì? Ưu nhược điểm của phanh tang trống

Trên các phương tiện giao thông, phanh là bộ phận quan trọng và không thể thiếu. Hiện nay phổ biến 2 loại phanh là phanh đĩa và phanh tang trống. Suaxenang.net sẽ giúp bạn tìm hiểu kĩ hơn về phanh tang trống qua những thông tin trong bài viết sau.

Phanh tang trống là gì?

Phanh tang trống còn được biết đến với tên gọi là phanh cơ. Đây là loại phanh được sử dụng lâu đời nhất trên các dòng xe, đặc biệt là những loại xe công suất nhỏ. Phanh cơ được nhiều người ưa chuộng bởi dễ sử dụng, dễ sửa chữa và bảo dưỡng.

Ngày nay, phanh tang trống dần được thay thế bằng những hệ thống phanh đĩa, phanh hơi, phanh ABS,… Tuy nhiên, chúng ta vẫn dễ dàng bắt gặp loại phanh này ở xe máy, xe lôi chuyên dụng,… 

Phanh tang trống còn được biết đến với tên gọi là phanh cơ
Phanh tang trống còn được biết đến với tên gọi là phanh cơ

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của phanh tang trống

Phanh cơ có cấu tạo và nguyên lý hoạt động như thế nào? Thông tin sau sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi đó:

Cấu tạo phanh tang trống

Phanh cơ được cấu tạo từ những bộ phận cơ bản như: má phanh, guốc phanh, trống phanh và những bộ phận truyền lực khác. Dưới đây là thông tin mà suaxenang.net chi tiết về những bộ phận này:

Trống phanh: Bộ phận này thường được gia công, chế tạo từ chất liệu gang xám và có hình trụ. Trống phanh có độ bền rất cao, khả năng chịu được mài mòn và tản nhiệt rất tốt. Tuy nhiên, do gang có đặc tính giòn, dễ vỡ nên ngày nay bộ phận này được chế tạo bằng hợp kim thép và cacbon với bề mặt là gang. Bộ phận này được gắn cố định vào trục xe và chuyển động theo vòng quay của bánh xe.

Má phanh: Trong quá trình phanh, má phanh sẽ bị mòn đi do ma sát với trống phanh nên bộ phận này thường được làm từ những chất liệu có khả năng chịu mài mòn cao. Bộ phận này thường được dán hay gắn cố định lên guốc phanh, có thể thay thế dễ dàng khi bị mòn.

Trong quá trình phanh, má phanh sẽ bị mòn đi do ma sát với trống phanh
Trong quá trình phanh, má phanh sẽ bị mòn đi do ma sát với trống phanh

Guốc phanh: Bộ phận này được chế tạo bằng vật liệu nhôm đúc nên có trọng lượng nhẹ và khả năng thoát nhiệt nhanh. Guốc phanh là bộ phận dùng để cố định 2 má phanh nằm trong trống phanh. Toàn bộ hệ thống phanh được định vị trên thanh trục và được xuyên qua lỗ trục của giảm sóc.

Nhìn chung, phanh tang trống chỉ được sử dụng ở những loại xe công suất nhỏ dưới 175cc do loại phanh này có lực phanh không quá lớn. Đối với những xe có công suất lớn và di chuyển ở tốc độ cao, lực hãm phanh của phanh cơ không đủ để dừng xe.!!?

Cơ chế hoạt động

Khi không tác động lực, phanh tang trống ở trạng thái bình thường, các bộ phận của phanh cũng không hoạt động. Lúc này, lò xo hồi vị kéo guốc phanh thu nhỏ vào trong hết cỡ tạo nên khoảng trống giữa trống phanh và má phanh. Điều này khiến bánh xe không phải chịu lực ma sát do má phanh tạo ra nên có thể di chuyển một cách dễ dàng.

Khi người lái tác động lực vào chân phanh, lực này sẽ truyền tới hệ thống phanh. Lúc này, guốc phanh sẽ ép chặt má phanh vào trống phanh. Điều này khiến lực ma sát giữa trống phanh và má phanh ngày càng lớn làm cho bánh xe giảm dần tốc độ quay cho tới khi dừng lại.

Khi người lái tác động lực vào chân phanh, lực này sẽ truyền tới hệ thống phanh
Khi người lái tác động lực vào chân phanh, lực này sẽ truyền tới hệ thống phanh

>> Xem thêm: Tháo lắp lốp xe nâng đúng cách

Ưu và nhược điểm của phanh tang trống

Phanh tang trống là loại phanh được sử dụng rộng rãi từ rất lâu. Loại phanh này sở hữu những ưu, nhược điểm như sau:

Ưu điểm

Phanh cơ có những ưu điểm như:

  • Cấu tạo cực kỳ đơn giản.
  • Khả năng giảm tốc độ đảm bảo.
  • Dễ dàng sửa chữa, thay thế, bảo dưỡng với chi phí thấp.

Nhược điểm

Ngoài những ưu điểm kể trên, phanh tang trống vẫn còn mắc phải một số nhược điểm đáng tiếc như:

  • Lực hãm phanh không quá lớn nên không phù hợp với những dòng xe có công suất lớn hoặc khi di chuyển với tốc độ cao.
  • Thời gian để giảm tốc độ còn chậm khiến thời gian dừng xe hay quãng đường để xe dừng lại sẽ lớn.
  • Má phanh thường xuyên bị mài mòn, khiến xe dễ mất phanh. Nếu lái xe không chú ý sẽ rất dễ gặp những sự cố đáng tiếc.
Phanh tang trống không phù hợp với những dòng xe có công suất lớn hoặc khi di chuyển với tốc độ cao
Phanh tang trống không phù hợp với những dòng xe có công suất lớn hoặc khi di chuyển với tốc độ cao

So sánh giữa phanh đĩa và phanh tang trống

Để so sánh nhanh 2 loại phanh này bạn nên tham khảo bảng sau đây:

 

Tiêu chí so sánhPhanh tang trốngPhanh đĩa
Cơ chế hoạt độngKhi lái xe tác động lực lên phanh, guốc phanh sẽ ép má phanh vào trống phanh để tạo nên lực ma sát cản. Điều này sẽ khiến bánh xe giảm tốc độ quay và dần dần dừng lại.Khi tài xế tác động lực vào phanh, chất nhờn trong xilanh sẽ tạo nên 1 lực ép ngàm phanh ngậm lại. Lúc này, má phanh sẽ kẹp chặt đĩa phanh đồng thời khiến roto ngừng quay.
Ưu điểm– Cấu tạo đơn giản

– Khả năng giảm tốc độ tốt

– Dễ dàng thay thế, sửa chữa với chi phí thấp

– Khả năng giảm tốc cực kỳ tốt, có thể dừng xe nhanh chóng.

– Diện tích bề mặt tiếp xúc giữa má phanh, đĩa phanh lớn nên những chi tiết này ít bị mài mòn.

– Khi hoạt động không sản sinh ra nhiệt độ cao.

Nhược điểm– Thời gian giảm tốc chậm khiến thời gian để xe dừng lại còn lớn.

– Guốc phanh, má phanh,.. dễ bị mài mòn, dễ dẫn tới tình trạng mất phanh đột ngột.

– Khi hoạt động sản sinh nhiệt lượng rất lớn.

– Khả năng giảm tốc độ tốt nhưng trong một số trường hợp phanh gấp có thể khiến xe bị lật nhào.

– Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng, thay thế cao

 

Lời kết

Phanh tang trống là loại phanh phổ biến, dễ sử dụng và đang được trang bị trên nhiều dòng xe. Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu thêm về loại phanh này, hãy liên hệ với xenang.com để được tư vấn nhanh chóng và chi tiết hơn.

Công ty TNHH Xe Nâng Asa chuyên cung cấp xe nâng hàng cũ nhật và các dịch vụ liên quan đến xe nâng hàng. Điển hình là sửa xe nâng hàng chuyên nhận sửa chữa tại TP. HCM và các tỉnh miền nam như Đồng Nai, Bình Dương, Long An,….

5/5 - (1 bình chọn)